Posted by : Unknown Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Nguồn: Live Science | Dịch: Kou Togima

E.T. là viết tắt của Extra-Terrestrial, có thể tạm hiểu là người ngoài hành tinh.

Hình minh họa một hành tinh lạ tương tự Trái Đất với bầu khí quyển màu nâu mờ là kết quả của sự ô nhiễm lan rộng.

Trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, các nhà thiên văn học nên tìm kiếm dấu hiệu của sự ô nhiễm trong bầu khí quyển của những hành tinh lạ ngoài hệ mặt trời của Trái Đất, một nghiên cứu mới đề xuất.

Kính viễn vọng Không gian James Webb (James Webb Space Telescope) thế hệ mới, chuẩn bị đi vào hoạt động vào năm 2018, sẽ săn tìm những thế giới chứa sự sống ngoài hành tinh bằng cách đánh hơi trong các bầu khí quyển xem nó có chứa chlorofluorocarbons (CFCs), các khí nhà kính phá hoại tầng ozone trong bầu khí quyển của trái đất hay không. Những chất này có thể tìm thấy ở những hành tinh có bầu khí quyển dày gấp 10 lần Trái Đất, các nhà nghiên cứu cho hay.

Các nhà khoa học đã tìm kiếm trong bầu khí quyển của các hành tinh lạ vết tích của oxygen và methane, các khí thường song hành với sự sống. Nhưng cuộc tìm kiếm dấu hiệu của sự ô nhiễm ở những nơi khác trong vũ trụ có thể cho ra các manh mối về các nền văn minh lạ tiên tiến hơn, họ cũng bổ sung thêm.

Đương nhiên, đối với những nền văn minh vô cùng tiên tiến, các khí nhà kính của riêng Trái Đất có thể là dấu hiệu của một thế giới nguyên thủy thô sơ, các nhà khoa học nói.

"Chúng tôi xem sự ô nhiễm công nghiệp là một dấu hiệu của tư duy trí tuệ, nhưng có lẽ các nền văn minh đó còn tiên tiến hơn cả chúng ta, với các chương trình SETI của họ (Search for extraterrestrial intelligence - Tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh), sẽ xem sự ô nhiễm như một dấu hiệu của tư duy phi trí tuệ vì dù sao việc hủy hoại chính bầu không khí mình đang sống cũng chẳng thông minh tí nào," Trưởng nghiên cứu Henry Lin, một nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard, đã nói trong một báo cáo.

Cũng có thể phương pháp này sẽ khám phá ra những nền văn minh đã chết từ lâu. Một số chất gây ô nhiễm trên Trái Đất có thể được lưu giữ trong khí quyển đến 50000 năm. Song các chất khác thì lại có thời gian tồn lưu ngắn hơn, chỉ khoảng 10 năm trong bầu khí quyển. Bằng cách tìm kiếm cả hai loại chất gây ô nhiễm, các nhà thiên văn học có thể tìm thấy nền văn minh lạ đã suy vong; nếu một hành tinh có dấu hiệu của sự ô nhiễm lâu dài trong khí quyển, nhưng lại thiếu dấu vết của những chất có thời gian tồn lưu ngắn, có thể suy ra rằng nền văn minh đó đã tồn tại từ rất lâu.

"Trong trường hợp đó, chúng ta có thể tự biện rằng những người ngoài hành tinh đã thông minh lên và đã dọn sạch những hậu quả của họ. Hoặc trong một viễn cảnh đen tối hơn, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy cấp khi không quản lý tốt hành tinh của chúng ta," đồng tác giả nghiên cứu Avi Loeb, một giáo sư của khoa thiên văn ở Harvard, đã nói trong báo cáo.

Các chất gây ô nhiễm như chlorofluorocarbons có lẽ chỉ hiện diện ở những hành tinh tương tự Trái Đất gần một sao lùn trắng, những gì còn còn sót lại sau khi một ngôi sao tương tự mặt trời cháy hết. Bằng không, ánh sáng của ngôi sao sẽ khiến chúng ta khó dò ra "dấu hiệu" của CFCs trong bầu khí quyển.

Cho dù các kính viễn vọng có dò ra CFCs trong một bầu khí quyển lạ, ta cũng không thể chắc rằng hành tinh đó có thể tồn tại sự sống. Ngoài ra, có thể những người ngoài hành tinh có nền văn minh tiên tiến đã cố ý bơm CFCs hay những chất gây ô nhiễm tương tự vào trong khí quyển để làm ấm bầu không khí của một hành tinh vốn quá lạnh lẽo cho sự sống, các nhà nghiên cứu nói.

"Người ta thường xem các E.T. là 'những con người xanh nhỏ bé,' song các E.T. được dò ra bằng phương pháp này sẽ không còn được xem là 'xanh' vì họ không thân thiện với môi trường," Loeb nói.

Cuộc nghiên cứu đã được công khai trên mạng, và đã được duyệt xuất bản ở Tập san Thiên văn học (Astrophysical Journal).

Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Pass unlock/unrar:

vnsharing.net
or
khoahoc.vnsharing.net

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Khoa Học Tự Nhiên -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -