Posted by : Unknown Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Theo EarthSky | Dịch: helhekit 

Những ngôi sao chổi hóa ra lại là một thế giới đa diện độc đáo. Giờ thì chúng ta biết chúng có thể có vách đá dốc đứng, vùng trũng, hố va chạm, những tảng đá trên bề mặt hoặc thậm chí là các rãnh song song. 
 
Các hình thái khu vực khác nhau được thể hiện trong bản đồ sơ bộ của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Trong hình ảnh này, “thân” sao chổi của được làm nổi bật, và' đầu 'của nó ở chế độ nền. Hình ảnh do ESA/Rosetta/MPS cung cấp cho OSIRIS Team MPS/UPD/LAM/IAA/SSO/INTA/UPM/DASP/IDA.

 Vào ngày 6 tháng 8 năm 2014, tàu vũ trụ Rosetta của ESA đã tới được vị trí sao chổi mục tiêu của mình - Sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Kể từ đó, Rosetta di chuyển song song với ngôi sao chổi khi sao chổi này tiếp cận điểm cận nhật của nó, tức điểm gần mặt trời nhất vào năm 2015. Vào ngày 11/11, ESA sẽ thả một tàu thăm dò lên bề mặt của sao chổi, và năm địa điểm hạ cánh tốt nhất đã được xác định. Trong thời gian này, những kết quả quan sát khác nhau vẫn sẽ được Rosetta báo về, một trong số đó là tấm bản đồ thú vị khái quát các khu vực khác nhau với hình thái riêng biệt trên sao chổi này. 

Và theo đó, tàu vũ trụ Rosetta đã cho thấy sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko là một thế giới đa diện độc đáo. Chúng ta biết về sao chổi này chi tiết hơn so với bất kỳ sao chổi nào trước đó trong lịch sử. Mỗi khu vực trên bề mặt của 67P - thể hiện bằng những màu sắc khác nhau trong hình trên - được xác định bởi đặc điểm hình thái đặc biệt. Ví dụ, tàu vũ trụ đã nhìn thấy những khu vực trên sao chổi đầy những vách đá, vùng trũng, hố va chạm, những tảng đá hoặc thậm chí các rãnh song song. Trong khi một số khu vực trông có vẻ bình lặng thì một số khác dường như được hình thành bởi hoạt động của sao chổi với cường độ càng tăng lên khi nó đến gần mặt trời. 

Vào cuối tuần - 13 và 14 tháng 9 năm 2014 - bản đồ bề mặt 67P sẽ cung cấp những hình ảnh trực quan có giá trị khi Phòng giám sát đổ bộ Rosetta (Lander Team Rosetta) và các nhà khoa học thuộc dự án Rosetta tập trung ở Toulouse để chọn lựa và xác định một địa điểm hạ cánh chính và địa điểm hạ cánh thay thế từ năm đề cử trước đó. 

Cuối cùng các nhà khoa học quyết định điểm J sẽ là điểm hạ cánh chính và điểm C là địa điểm hạ cánh thay thế.

OSIRIS, hệ thống chụp ảnh khoa học của Rosetta, thu được các dữ liệu cho phép các nhà khoa học xác định các vùng khác nhau trên bề mặt của sao chổi. Holger Sierks của Viện nghiên cứu Max Planck về năng lượng mặt trời ở Đức và là chuyên gia phụ trách hệ thống OSIRIS nhận xét: 
"Chưa bao giờ chúng tôi được nhìn thấy một bề mặt sao chổi chi tiết như vậy. Đó là một thời khắc lịch sử, chúng ta đã có được một bản đồ với độ phân giải chưa từng có về một sao chổi. 

Tất nhiên bản đồ sơ khai này sẽ chỉ là điểm khởi đầu cho những nghiên cứu khác của chúng tôi. Tại thời điểm này, không ai thực sự hiểu cách mà các hình thái đa dạng chúng ta đang được chứng kiến đây được hình thành như thế nào." 
 Trong những tháng tới, OSIRIS sẽ tiếp tục theo dõi bề mặt của sao chổi, tìm kiếm những thay đổi chắc chắn sẽ đến khi cả 67P và tàu vũ trụ Rosetta đi tới gần Mặt trời. 
 
Vách đá lởm chởm và những tảng đá nổi bật có thể nhìn thấy trong hình ảnh này được chụp lại bởi hệ thống hình ảnh của OSIRIS Rosetta vào ngày 05 Tháng 9 năm 2014 từ độ cao 62 km trên sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko. Phần bên trái của hình ảnh cho thấy một góc nhìn xiên phần ‘thân’ của sao chổi trong khi bên phải là mặt sau của 'đầu' của nó. Một điểm ảnh tương ứng với 1,1 mét. Hình ảnh do ESA/Rosetta/MPS cung cấp cho OSIRIS Team MPS/UPD/LAM/IAA/SSO/INTA/UPM/DASP/IDA


Leave a Reply

Subscribe to Posts | Subscribe to Comments

Pass unlock/unrar:

vnsharing.net
or
khoahoc.vnsharing.net

Popular Post

Blog Archive

Được tạo bởi Blogger.

- Copyright © Khoa Học Tự Nhiên -Metrominimalist- Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -